Loading Events

« All Events

XƯỚNG CA CHO AI?

  • This event has passed.

Nghệ sĩ: Phan Anh, Trần Minh Đức and Ngọc Nâu

Giám tuyển: Zoe Butt và Bill Nguyễn
Ngày triển lãm: 8 tháng Mười một 2019 đến 19 tháng Một 2020 (Khai mạc vào lúc 18g00 ngày 8 tháng Mười một 2019)

Tiêu đề của triển lãm ‘Xướng ca cho ai?’ là lời cải biên từ một câu thành ngữ, ngụ ý chỉ một người hào hứng dùng lời ca tiếng hát, nhằm thuyết phục đám đông nghe theo những ý tưởng của mình. Người nghe có vẻ đã hoàn toàn hưởng ứng – thông qua cách họ hòa nhịp cùng ca từ trang nghiêm và điệu bộ cơ thể đầy tự tin của người diễn thuyết. Vậy nhưng, liệu sự hưởng ứng này có phải chỉ là vẻ bề ngoài? Liệu người nghe có thực sự tin tưởng? Liệu những hành vi theo thói quen trong thực hành tín ngưỡng, có thể hiện sự hiểu biết thực chất về mục đích đằng sau tín ngưỡng đó? Liệu có đúng rằng (hay, tại sao) các tín ngưỡng luôn cần được thực hiện trong/bởi một tập thể?

Triển lãm nhóm lần này mường tượng và suy ngẫm về những băn khoăn trên, từ ba góc nhìn nghệ thuật riêng biệt của Phan Anh, Trần Minh ĐứcNgọc Nâu. Ở đây, câu thành ngữ nguyên thuỷ đã được đổi thành một câu hỏi, kích thích người xem tự vấn: liệu ta có nên tin, có đồng tình, có hiểu những gì các nghệ sĩ chia sẻ qua nghệ thuật của họ?

Karl Marx từng nói, ‘Tôn giáo là tiếng thở dài của những thân phận bị áp bức, là nhịp đập trong một thế giới không còn trái tim, và là linh hồn của những tâm thức trống rỗng. Nó là thứ ma phiến ru ngủ nhân loại.’* Ở đây, ông đang ám chỉ đến những niềm tin có tổ chức, cho rằng chúng là tác nhân che mắt xã hội, khiến ta không thể phân định được thực tế ngay trước mắt mình. Qua nhiều phương pháp thực hành và chất liệu nghệ thuật khác nhau, các nghệ sĩ Phan Anh, Trần Minh ĐứcNgọc Nâu cũng đang suy ngẫm theo chiều hướng tương tự, thông qua quá trình thử loại bỏ những quy chụp xã hội (thứ nha phiến kể trên) ra khỏi nghiên cứu của họ về tự nhiên, văn hoá và tâm linh. Cả ba đều tin rằng: những giá trị về niềm tin (được truyền giảng qua các câu chuyện và nghi thức mà ta học thuộc lòng và thực hành thành thục) cần phải được diễn giải lại trong bối cảnh thế kỷ 21 hiện nay. Xuất hiện trong triển lãm là những bái vật và biểu tượng chứa đựng tri thức: một cuốn sổ viết những ký tự khó hiểu, những cánh tay bị đứt lìa khỏi tượng đài, hay một thánh vật được tái hiện bằng công nghệ kỹ thuật số. Tất cả đều đặt câu hỏi về cách thức mà đức tin có thể khiến ta trở nên mù lòa, nhất là khi những công cụ mang lại tri thức lại trở thành yếm thế trước sức nặng của sự hoài nghi, bị cắt chi thể (và vì thế chỉ có thể được tiếp cận như một dạng ký ức bị đứt gãy), hay phải dựa vào công nghệ kỹ thuật số để tiếp chuyển giao và sống sót. 

*Marx, Karl. ‘Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel’ (‘A Contribution to the Critique of Hegel’s Philosophy of Right’). Cambridge University Press, 1970 (xuất bản lần đầu trong ‘Deutsch–Französische Jahrbücher’, 1843)

**Ảnh: Ngọc Nâu. ‘Những Ghi chú Phong cảnh’ 2019. Nhiếp ảnh collage, 18,5 x 32 cm. Hình ảnh do nghệ sĩ cung cấp.

Phỏng vấn ba nghệ sĩ

Đêm khai mạc

Tổ chức và tài trợ bởi:

Hỗ trợ khai mạc:

Hỗ trợ truyền thông: