Loading Events

« All Events

KẺ ĐI SĂN

  • This event has passed.

Nghệ sĩ: Maryanto (Yogyakarta) và Ruangsak Anuwatwimon (Bangkok)
Giám tuyển: LIR (Yogyakarta) và Kittima Chareeprasit (Chiang Mai)
Thời gian triển lãm:
19 tháng Ba – 30 tháng Sáu, 2021 (Khai mạc 19/3 tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại MAIIAM, Chiang Mai, Thái Lan)
Tổ chức bởi: Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory (TP. HCM)
Đồng tài trợ bởi:
SAM Fund for Art & Ecology và Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại MAIIAM

‘Kẻ Đi Săn’ là triển lãm tổng kết phiên bản thứ ba của chương trình ‘Pollination‘, và là kết quả của quá trình hợp tác nghiên cứu sâu rộng, được thực hiện trong 12 tháng vừa qua dưới chân núi Merapi (Yogyakarta), dọc các tuyến sông hạ nguồn Mekong, giữa biên giới Thái Lan và Lào. Tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại MAIIAM (Chiang Mai), do các giám tuyển của ‘Pollination’ – LIR và Kittima – kiến tạo, ‘Kẻ Đi Săn’ lấy cảm hứng từ ngôn ngữ và phương pháp thực hành nghệ thuật của Maryanto và Ruangsak. Bắt nguồn từ hình tượng ‘người thợ săn’ trong những truyền thuyết, thần thoại địa phương cụ thể, các sáng tác mới của cả hai nghệ sĩ này tiến xa hơn, so sánh số phận của ‘người thợ săn’ dân gian với đời sống của ‘kẻ đi săn’ đương đại. Maryanto – với các tác phẩm sắp đặt mang dáng dấp của những túp lều, bốn bề là tranh làm bằng than củi và đất – dấy lên những lo ngại về tác động của việc khai thác nước và cát bất hợp pháp tại núi Merapi (quê nhà nghệ sĩ), đồng thời nhắc lại ta hay về phép sống trong sự tôn trọng với Thiên nhiên và những linh hồn (một lẽ phải trong kho tàng kiến thức địa phương). Trong khi đó, Ruangsak – với loạt tác phẩm sắp đặt đa dạng được làm từ xương – thiết tha khẩn cầu cho tính mạng (bị đe dọa bởi các công trình xây dựng đập thuỷ điện) của những loài động vật sinh sống bên dòng Mekong – những linh hồn đã từng bảo hộ tuyến đường thủy quan trọng này. Cả hai dự án trên đều chất vấn các giả định và ảo tưởng về (sự vô tận của) tài nguyên và cảnh quan; phê phán sự phụ thuộc mật thiết của xã hội vào các công cụ khoa học và công nghệ; đồng thời làm hiển lộ cách thức mà sự hiểu biết của ta bị thao túng, dẫn đến sự xuất hiện của thông tin sai lệch và lòng tham.

Điểm mấu chốt trong thực hành của cả Maryanto lẫn Ruangsak, là mối quan tâm sâu sắc trước đời sống của người dân địa phương – những người phải liên tục đối mặt với sự bóc lột phũ phàng. Bên cạnh việc giới thiệu công trình nghiên cứu của mỗi nghệ sĩ (từ ảnh và phim tư liệu; tới phác thảo và ghi âm), các giám tuyển còn thực hiện một video phỏng vấn, nhằm khai mở mối quan hệ của họ với khái niệm ‘kẻ đi săn’, cũng như cách khái niệm này được triển khai trong thông qua các tác phẩm nghệ thuật.

Nói thêm về chương trình ‘Pollination’, các giám tuyển chia sẻ:

‘Ngày đầu tiên chúng tôi gặp gỡ ở Yogyakarta để bàn về ‘Pollination’, ca mắc Covid-19 đầu tiên tại Indonesia được công bố. Ở Thái Lan thì trước đó vài tuần. Cuộc khủng hoảng nhanh chóng leo thang, trở thành đại dịch toàn cầu. Không chỉ làm nổi bật khả năng của chính phủ các nước trong việc xử lý tình huống nguy cấp, sự kiện/trải nghiệm toàn cầu này còn cho thấy rằng: đại dịch này có mối liên kết vô cùng chặt chẽ với cuộc khủng hoảng môi trường mà chúng ta phải đối mặt. Virus này – ban đầu chỉ xuất hiện ở động vật[1] – đã lây truyền sang cả người, và đã biến đổi thành nhiều chủng khác nhau (phần lớn là do con người vẫn tiếp tục liều lĩnh di chuyển từ nơi này tới nơi khác). Ta có thể coi virus này là cách mà Đất Mẹ đáp trả lại việc con người khai thác tài nguyên Thiên nhiên – một hành vi mang tính xâm phạm, tàn phá của ‘kẻ đi săn’. Trước những lo ngại về an toàn, các biên giới dần đóng cửa, việc giãn cách xã hội dần được thực thi, và khả năng đi lại của con người cũng vì thế mà bị hạn chế. Khi phải đối mặt với hoàn cảnh này, chúng tôi lựa chọn tập trung vào các khu vực địa phương, đào sâu hơn vào kho tàng tri thức bản năng (embodied knowledge)[2] của địa phương; cốt để tìm kiếm cách cân bằng mong muốn và mục tiêu của con người, đồng thời xem xét lại tác động của việc ‘săn bắt’ lên cả con người lẫn Tự nhiên. Chúng tôi cố gắng tìm cách ‘hái lượm’ và tập hợp từ đa nguồn kiến ​​thức truyền thuyết khác nhau – bằng việc theo dấu tự nhiên của sông và núi, từ các đảo chìm và sân sau nghĩa trang, đến những khu vườn trong nhà và khu vực rừng bị tàn phá trên khắp Đông Nam Á, và cả những vấn đề môi trường tương tự khác nơi chúng tôi sinh sống’.

Với giai đoạn nghiên cứu được bắt đầu trước khi dịch bệnh bùng phát toàn cầu năm 2020, phiên thứ ba của ‘Pollination’ bao gồm một triển lãm, một chuỗi hội thảo chuyên đề và một trang web:

  • ‘Kẻ Đi Săn’ – Triển lãm khai mạc vào 19/03/2021 tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại MAIIAM (Chiang Mai)
  • ‘Kẻ Hái Lượm’ – Chuỗi hội thảo (trực tuyến)  từ 28 tới 30/05/2021, do Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory (TP. HCM) và Selasar Sunaryo Art Space (Bandung) đồng tổ chức.
  • ‘www.ofhuntersandgatherers.com’ – Trang web của dự án, ra mắt vào 28/05/2021 (với hỗ trợ từ Grey Center of Art and Enquiry, ĐH Chicago)

Với đóng góp của Tita Salina, Sutthirat Supaparinya, Prilla Tania, The Forest Curriculum, và Wut Chalanant (các nghệ sĩ); Elisabeth D. Inandiak, Adam Bobbette, JJ Rizal, và Napak Serirak (các nhà văn, học giả); cùng thành viên phiên bản thứ ba của ‘Pollination’, Maryanto và Ruangsak Anuwatwimon (nghệ sĩ) và LIR và Kittima Chareeprasit (giám tuyển). Hiệu đính bởi Zoe Butt và Lee Weng Choy.

[1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7487339/ https://www.nature.com/articles/s41467-020-17687-3 Người ta nghi ngờ rằng ca mắc covid-19 đầu tiên bị lây truyền mầm mống dịch bệnh từ động vật sang người. Mặc dù trong trường hợp này, vai trò của động vật vẫn trong vòng tranh luận.

[2] ‘Tri thức bn năng ca địa phương’ đây được hiểu là ‘trí tuệ đa phương’ trong ngữ cảnh Indonesia; hoặc là ‘kiến thức tâm linh đa phương’ trong ngữ cảnh Thái Lan. Tuy nhiên, cả hai nỗ lực trong việc chuyển ngữ các từ đa phương ‘kearifan lokal’ và ‘ภูมิปัญญาท้องถิ่น’ sang tiếng Anh đều không truyền tải được hết ý nghĩa. Nói tóm lại, ‘tri thức bản năng của đa phương’ ch quá trình học tập mà đó, kiến thc được cơ th (ca người hc) trc tiếp ‘thực hành’  ở các đa điểm cụ thể, với các nghi thức cụ thể. Th loi kiến thức mang tính trải nghiệm, và sự hiện diện liên tục của nó trong cộng đồng – thông qua thực hành kể chuyện truyền miệng, nghi lễ tâm linh hoặc tôn giáo, mê tín dị đoan dân gian – thường b đánh giá thấp hoặc ít được dạy trong phần lớn ký ức văn hóa của cả hai quốc gia Indonesia và Thái Lan. Trong bối cảnh của phiên bản thứ ba của ‘Pollination’, ’tri thức bản năng của địa phương’ đưc đặc biệt khám phá trong mối tương quan với các ý tưởng về sinh thái nhân văn và môi trường tự nhiên của nó.

Tổ chức bởi:

Đồng tài trợ bởi:

Hỗ trợ bởi:

Empty section. Edit page to add content here.