Phải chăng tư duy vượt ra ngoài ý tưởng về ‘quốc gia’ là cần thiết để hiểu được cuộc sống văn hoá thế kỷ 21? Liệu cách thảo luận về bản thân như một phần của ‘khu vực’ có cung cấp con đường thoát khỏi logic của chủ nghĩa dân tộc? Những băn khoăn trên – có mục đích tốt, và ngày càng nổi bật trong thực hành của nghệ sỹ và curator nghệ thuật đương đại—liệu có phải chỉ là những mơ ước hão huyền? Thảo luận này xem xét các dự án nghệ thuật gần đây được thúc đẩy bởi mong muốn trao đổi và tư duy xuyên suốt khu vực (thường được gọi là quan điểm ‘hậu quốc gia’). Thường những ‘trao đổi’ này nhấn mạnh mối quan hệ không bình đẳng giữa các địa điểm và quốc gia, đặc biệt khi khoảng cách giữa các địa điểm được trình bày như những khác biệt căn bản giữa chúng. Cuộc thảo luận này sẽ bao gồm những ví dụ về nghệ thuật và giám tuyển từ những năm 1990 cho đến những năm 2010, bao gồm đề xuất chưa được thực hiện về một đường truyền video trực tiếp giữa Phnom Penh và Fukuoka vào năm 1999, và những dự án của Amy Lien và Enzo Camacho (New York/Manila/Berlin) và Sai Hua Kuan (Singapore). Tại sao khái niệm về ‘quốc gia’ liên tục hiện hữu trong nghệ thuật đương đại? Làm cách nào để chúng ta suy nghĩ và làm việc vượt ra khỏi khái niệm này?