LẠC CHỐN: TRIỄN LÃM CÁ NHÂN CỦA NGHỆ SĨ BÙI CÔNG KHÁNH
“Lạc Chốn” là triễn lãm cá nhân của nghệ sĩ tài hoa Bùi Công Khánh. Đây là tác phẩm sắp đặt lớn nhất và mang nhiều kì vọng nhất từ trước đến nay của anh. Ở thế giới “Lạc Chốn” của Bùi Công Khánh, chất liệu gỗ mít như được thổi bùng lên sức sống qua những bức chạm khắc đẹp đến kinh ngạc trên xà nhà, những cột gỗ độc đáo, cửa sổ và các chi tiết tĩnh vật khác đều góp phần viết nên vô số câu chuyện về lịch sử, xã hội và văn hóa Việt Nam, gợi nhớ đến các kiến trúc truyền thống tuyệt đẹp của Huế (cố đô nước Việt xưa). Xung quanh pháo đài này là bốn vị “thần hộ mệnh” tâm linh dưới hình dạng của bốn ngôi chùa nhỏ nép mình giữa những cành bonsai, đại diện cho sự tuần hoàn bốn mùa trong năm.
[cq_vc_stackblock]
Nghệ sĩ: Bùi Công Khánh
Giám tuyển: Zoe Butt
Ngày triễn lãm: Từ 21 tháng Sáu đến ngày 21 tháng Tám năm 2016
Địa điểm: FCAC
[/cq_vc_stackblock]
“Lạc Chốn” là triễn lãm cá nhân của nghệ sĩ tài hoa Bùi Công Khánh. Đây là tác phẩm sắp đặt lớn nhất và mang nhiều kì vọng nhất từ trước đến nay của anh. Ở thế giới “Lạc Chốn” của Bùi Công Khánh, chất liệu gỗ mít như được thổi bùng lên sức sống qua những bức chạm khắc đẹp đến kinh ngạc trên xà nhà, những cột gỗ độc đáo, cửa sổ và các chi tiết tĩnh vật khác đều góp phần viết nên vô số câu chuyện về lịch sử, xã hội và văn hóa Việt Nam, gợi nhớ đến các kiến trúc truyền thống tuyệt đẹp của Huế (cố đô nước Việt xưa). Xung quanh pháo đài này là bốn vị “thần hộ mệnh” tâm linh dưới hình dạng của bốn ngôi chùa nhỏ nép mình giữa những cành bonsai, đại diện cho sự tuần hoàn bốn mùa trong năm.
Trong hơn 2 năm làm việc với nhóm các nghệ nhân chạm khắc gỗ và thợ mộc từ Hội An, “Lạc Chốn” gói trong mình hàng chuỗi những câu chuyện phức tạp đan xen nhau xoay quanh thành phố cổ ven biển miền trung Việt Nam – một thành phố luôn ngự trị trong tim nghệ sĩ, gắn liền với sự nghiệp cũng như lịch sử gia đình của Bùi Công Khánh.
‘Tôi đã lớn lên tại Hội An, vùng ven của miền Trung Việt Nam, nơi được tạo dựng bởi những người Hoa di dân đến đất Việt. Họ đến Hội An dưới danh nghĩa người tị nạn chính trị. Khi còn là một cậu bé, tôi xem mình là người Việt Nam, cho đến năm tôi 20 tuổi, bố đã kể cho tôi nghe về nguồn cội thực sự của tôi: ông sơ tôi là người tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trong bối cảnh chính trị giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam đang căng như dây đàn, tôi tự hỏi: Mình thuộc về nơi nào?
‘Lạc Chốn’ là một tác phẩm sắp đặt kiến trúc được làm hoàn toàn từ gỗ mít – một giống cây đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Đây vừa là một ngôi nhà và vừa là một pháo đài; vừa là một bong-ke và cũng là một ngôi đền. Tác phẩm này tôn vinh nghề mộc của các thành viên mang dòng máu Phúc Kiến trong gia đình tôi, những người đã kết hợp những đường nét điêu khắc nghệ thuật với đặc tính văn hoá địa phương của khu vực miền Trung Việt Nam, giúp tạo ra những tác phẩm và đường lối kiến trúc rất khác biệt cho Hội An. Ngôi nhà này còn gợi lên ý nghĩa về cơ chế tôn giáo và quân đội ở Việt Nam ngày nay, những hệ thống mà nước ta đã kế tục từ Trung Quốc, vén lên bức màn của sự phức tạp phía sau cội nguồn văn hoá, không chỉ của riêng tôi mà còn của quê hương tôi nữa. Chúng ta ắt hẳn đều muốn nhìn thấy một điều gì đó rất ‘Việt Nam’ ở bản thân mình, nhưng ta cũng phải thừa nhận rằng vẫn còn có rất nhiều nhận định khác nhau đã góp phần tạo nên nhân diện của đất nước này.’
Bùi Công Khánh là một nghệ sĩ quan tâm đặc biệt đến định kiến xã hội và di sản văn hóa. Là một trong những nghệ sĩ địa phương đầu tiên có danh tiếng quốc tế vào những năm 1990, với các tác phẩm đặt ra nhiều câu hỏi về sự hạn chế của việc thể hiện ý tưởng cá nhân ở Việt Nam, tới nay anh đã được biết đến qua nhiều cuộc triển lãm thành công với đa dạng các thể loại khác nhau như: tranh, điêu khắc, sắp đặt, các đoạn phim ngắn… được giới thiệu rộng rãi không chỉ trên khắp khu vực Ðông Nam Á mà còn trải rộng nhiều nơi trên Thế giới.
‘Lạc Chốn’ được giám tuyển bởi Zoe Butt, Giám đốc điều hành và giảm tuyển của SànArt. Đây cũng là một phần trong dự án nghệ thuật với quy mô lớn hơn với tên gọi ‘Nhận thức thực tại’, được thành lập và tổ chức phải SànArt cùng quỹ Prince Clause. SànArt rất hân hạnh được hợp tác cùng Trung tâm nghệ thuật The Factory tại TP.HCM để trưng bày tác phẩm mang nhiều ý nghĩa này, và toàn bộ ngôi nhà gỗ sẽ được tiếp tục trưng bày tại chương trình Singapore Biennale 2016 sắp tới.
[cq_vc_mediumgallery images=”17067,17066,17065,17064,17063,17062,17058,17057,17056,17055,17054,17053,17052,17051,17050,17048,17047,17046,17061,17049,17059,17060″]
Các chương trình liên quan