Thái Hà

sn. 1922,  Bắc Ninh

Thái Hà (tên khai sinh là Nguyễn Như Huân) thường xuyên đến thăm các nghệ nhân trong làng để tìm học kỹ thuật sơn mài khi còn nhỏ. Năm 1940, ông bắt đầu tham gia khoá dự bị tại Trường Mỹ thuật Đông Dương tại Hà nội dưới sự hướng dẫn của Joseph Inguimberty. Sau sự kiện Mỹ ném bom lực lượng chiếm đóng Nhật Bản trong Thế chiến thứ II, ông sơ tán cùng với lớp vẽ của mình lên Sơn Tây, ở đó ông tiếp tục học và tham gia khóa học cao cấp cuối cùng. Các bạn cùng khoá ông bao gồm Phan Kế An và Dương Bích Liên; Tô Ngọc Vân trở thành giáo viên chủ nhiệm của ông.

 

Khi Trường Mỹ thuật Đông Dương đóng cửa năm 1945, ông về lại Hà Nội để làm việc cho chế độ Việt Minh khi ấy còn non trẻ. Không có chỗ ở tại Hà Nội, ông gia nhập quân đội để có nơi vẽ tranh và sau đó được chỉ định vào một khóa huấn luyện quân sự trước khi được chọn vào lực lượng tiến về miền Nam. Sau khi hầu hết đơn vị của ông bị mất bởi bệnh tật và do cuộc chiến ở khu vực cao nguyên miền Trung Việt Nam năm 1946, Huân được giao cho các nhiệm vụ hoạt động tuyên truyền. Năm 1964, Huân được cử về miền Nam Việt Nam để quản lý “cục mỹ thuật”. Do tính chất mật của nhiệm vụ, ông đổi tên thành Thái Hà. Từ năm 1964 cho đến khi chiến tranh kết thúc năm 1975, Thái Hà sống và làm việc chủ yếu ở miền Nam, sáng tác nhiều ký hoạ và tranh về cuộc sống hàng ngày của người dân và lính tráng. Bên cạnh các nghệ sĩ Huỳnh Phương Đông, Trang Phượng và Nguyễn Thanh Châu, các tác phẩm của ông là một trong số các tác phẩm được xuất bản và trưng bày rộng rãi nhất về thời ​​chiến.

 

(Tiểu sử nghệ sĩ do Witness Collection cung cấp)

  • TƯỚNG ĐỔI THẾ RỜI: HOẠ NGƯỜI TỪ HAI THỜI ĐẠI

Empty section. Edit page to add content here.