Nguyễn Phương Linh
‘Từ chối hệ thống giáo dục Việt Nam nặng tính bảo thủ và tuyên truyền, tôi thực hiện những chuyến đi tới vùng thôn quê như một cách thức học khác… Tôi muốn chia sẻ những chiêm nghiệm của mình về sự tha hoá nhưng cũng là sự phù du của đời người’
Nguyễn Phương Linh (sn. 1985, Hà Nội) thường sáng tác với những trần thuật về đương đầu và dẻo dai. Trong thực hành của mình, Phương Linh thường đào sâu khai thác các chất liệu ám chỉ những phần lịch sử bị lãng quên, một phương pháp phát triển từ một nền tảng giáo dục tự học cũng như thông qua làm việc với đa dạng phương tiện như sắp đặt, nhiếp ảnh, video, điêu khắc và trình diễn. Nghệ thuật của cô thường bao gồm việc khảo sát các nơi chốn khác nhau, chẳng hạn như các làng muối hay các đồn điền cao su, nhằm tìm hiểu về chuyển động của đời sống. Qua những cuộc khảo cứu lịch sử này, tầm ảnh hưởng của con người, nhất là lao động và tiêu thụ, được hé lộ; qua cách sử dụng những biểu tượng, hình ảnh, vật thể lặp đi lặp lại, tác phẩm của cô cũng đưa ra những bình luận về sự thờ ơ của con người đối với chính con người, nơi chốn và phong tục. Năm 1998, gia đình Phương Linh chung tay sáng lập ‘Nhà Sàn Đức’, là một trong những sáng kiến nghệ thuật độc lập do nghệ sĩ vận hành có ảnh hưởng và bền bỉ nhất, và đi đầu trong việc phát triển ngôn ngữ của nghệ thuật ‘đương đại’ tại Việt Nam. Ngày nay, họ biết được tới là ‘Nhà Sàn Collective’ và Linh đóng vai trò như một cố vấn cho những thế hệ nghệ sĩ tiếp theo của Nhà Sàn. Cô hiện sống và làm việc tại Hà Nội. http://www.nhasan.org/
Bài phỏng vấn nghệ sĩ trên Vietcetera