Mai Nguyễn-Long

Nghệ sĩ người Úc Mai Nguyễn-Long được chào đời trong cái nôi di sản hỗn hợp; hiện đang sinh sống và làm việc tại Vùng đất của người Tharawal. Cô nhận bằng Cử nhân Nghệ thuật / Châu Á học của ĐH Quốc gia Úc (1991) cùng bằng tốt nghiệp sau đại học về Bảo tàng học của ĐH Sydney (1993). Năm 1994, cô dành thời gian học Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam và Hình họa tại ĐH Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội); và năm 1997 cô hoàn thành chương trình Thạc sĩ Mỹ thuật về Nghệ thuật Thị giác từ Cao đẳng Nghệ thuật Queensland, ĐH Griffith. Năm 2017, cô nhận được học bổng RTP của Chính phủ Úc cho chương trình Tiến sĩ về Nghệ thuật Sáng tạo tại Đại học Wollongong.

Các triển lãm đầu tiên của Mai bao gồm: Transit Lounge (Arrivals-Departures) (1996) – được tổ chức tại Manila, Philippines và E Chong: A Bilingual Installation with Incorrect Translations được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam. Làm việc với chất liệu sơn dầu trên toan trong mười năm tiếp theo đó, hình hoạ của Mai trở nên có tính hình tượng hơn, thường được đặt trên các khung cảnh phi hiện thực, với các biểu tượng châu Á bao trùm các khuôn mẫu thị giác đặc chất Úc. Năm 2006, Mai trở lại với nghệ thuật sắp đặt trong một dự án được ủy thác bởi Casula Powerhouse Arts Centre. Hình ảnh những con chó lai xuất hiện trong tác phẩm này đóng vai trò là một ẩn dụ cho quá trình khám phá văn hóa, cũng như căn tính đa dạng của chính cô. 

Năm 2014, Mai tổ chức triển lãm cá nhân (giám tuyển bởi Gina Fairley) mang tên Beyogmos, hoà quyện trần thuật cá nhân với các bối cảnh chính trị trừu tượng, cốt để chất vấn các cấu trúc của bản dạng. Kể từ 2014, một nhân vật với cái tên Vomit Girl (Cô gái Nôn mửa) trở thành nhân tố chủ đạo trong các tác phẩm của cô, thúc đẩy Mai kết nối lại với Việt Nam. Vào cuối năm 2014 và 2015, cô trở về Hà Nội cho các dự án lưu trú với Cơ quan Bản quyền CICF tại làng Gốm Bát Tràng, và với nhóm giám tuyển độc lập ACCA Việt (làm việc với Mường Studio Hòa Bình). Nhân vật Vomit Girl đã truyền cảm hứng cho cô theo học Tiến sĩ về Nghệ thuật Sáng tạo (DCA), với luận án mang tên Beyond Diasporic Trauma: mở ra sự giao thoa giữa Nghệ thuật đương đại và Thực hành dân gian ở Việt Nam. Mai Nguyễn-Long được đại diện bởi Art Atrium, một Đại sứ Quỹ Việt Nam, và Chủ tịch Trung tâm Việt Nam – Australia Chapter.