Loading Events

« All Events

MỘT LỊCH SỬ THỂ NGHIỆM VỀ HỘI HOẠ SƠN MÀI

  • This event has passed.

Diễn giả: Phoebe Scott
Ngày: 13 tháng Bảy 2019
Thời gian: 16g00-18g00
Ngôn ngữ: tiếng Anh với phiên dịch tiếng Việt

Tác phẩm của Oanh Phi Phi mang đặc trưng của một cách tiếp cận mang tính thể nghiệm và ý niệm đối với sơn mài Việt Nam, đặc biệt là qua cách tưởng tượng lại đầy táo bạo về những khả năng khác của vóc . Nhưng, bằng cách nào mà tác phẩm của cô lại có mối liên kết với lịch sử hội hoa sơn mài Việt Nam hiện đại? Buổi trò chuyện cùng Phoebe Scott gợi mở rằng, hội hoạ sơn mài Việt Nam là một sáng tạo mang tính hiện đại mà bản thân nó sẵn đã mang tính thử nghiệm cao, và là một phần của qúa trình đối thoại mở về những nguồn chất liệu giữa Việt Nam và nước ngoài. Sự phát triển của hội hoạ sơn mài chịu ảnh hưởng của những ý tưởng mới trong thời kỳ hiện đại của Việt Nam, cũng như là bởi những mối quan tâm đối với những đặc tính khác thường sẵn có trong chất liệu sơn mài này. Bằng việc nhìn vào những biến chuyển mang tính ý niệm xung quanh hội hoạ sơn mài từ những năm 1930, tác phẩm của Oanh Phi Phi có thể được hiểu trong tương quan với lịch sử lâu dài này.

Phoebe Scott là một giám tuyển của National Gallery Singapore. Vào năm 2017, cô giám tuyển triển lãm “Chất liệu rạng rỡ: Một đối thoại về Hội hoạ Sơn mài Việt Nam”, giới thiệu tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí vào những năm 1930 đối thoại với một tác phẩm đặt hàng đặc biệt của Oanh Phi Phi. Phoebe cũng đồng giám tuyển Tái Định Hình Chủ nghĩa Hiện đại: Hội hoạ từ Đông Nam Á, Châu Âu và Xa hơn nữa (Reframing Modernism: Painting from Southeast Asia, Europe and Beyond) (2016), một triển lãm hợp tác với Centre Pompidou, cũng như triển lãm của các gallery Đông Nam Á tại National Gallery Singapore, Giữa những tuyên ngôn và ước mơ: Nghệ thuật Đông Nam Á từ thế kỷ 19 (Between Declarations and Dreams: Art of Southeast Asia since the 19th Century) (2015). Phoebe cũng là giảng viên thỉnh giảng về lịch sử nghệ thuật tại Đại học Quốc gia Singapore. Trước khi làm việc tại NGS, cô nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Sydney với đề tài về nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

 

*Người tham gia mặc định đồng ý cho phép The Factory sử dụng tất cả những hình ảnh, ý kiến của mình để làm tư liệu của chương trình; ban tổ chức và The Factory được quyền sử dụng hình ảnh, ý kiến hợp pháp với mục đích phi lợi nhuận như: lưu trữ, viết bài báo, quảng bá…