Loading Events

« All Events

TINH THẦN BẰNG HỮU: CHUỖI TOẠ ĐÀM

  • This event has passed.

Là một phần của chương trình cộng đồng xung quanh triển lãm ‘Tinh thần Bằng hữu’, chuỗi toạ đàm này sẽ nhìn nhận lại quang cảnh nghệ thuật thử nghiệm tại Việt Nam từ sau năm 1975 tới nay. Các nghệ sĩ, người làm văn hoá – nghệ thuật, chủ phòng tranh, nhà tổ chức và nhà sưu tập sẽ chia sẻ về động lực cũng như thách thức họ gặp trong quá trình lao động tại Việt Nam, nơi còn ít nhiều thiếu thốn hỗ trợ và hạ tầng cơ sở.

10h00 – 11h30
Việt Nam cuối những năm 1990: Khai phá chất liệu mới, cơ thể mới, không gian mới
với Trần Thị Huỳnh Nga, Ly Hoàng Ly, Richard Streitmatter-Trần
Điều phối bởi Bill Nguyễn

Quang cảnh nghệ thuật Miền nam Việt Nam cuối những năm 1990 như thế nào? Đâu là chất xúc tác cho tư duy ‘thử nghiệm’? Với khao khát thực hành cùng chất liệu mới (video art, trình diễn, sắp đặt v.v.), cộng đồng nghệ thuật đã hỗ trợ nhau như thế nào; tạo dựng không gian ra sao cho những ngôn ngữ đột phá ấy? So với thời điểm đó, quang cảnh nghệ thuật hiện nay liệu có đổi thay? Cộng đồng chúng ta giờ có cởi mở hơn, tư duy phê bình hơn, ủng hộ hơn các hình thái thử nghiệm? Và, chúng ta vẫn còn đang thiếu thốn gì?

11h45 – 13h15
Tôi là nghệ sĩ và tôi giám tuyển
với Trần Lương, Trương Quế Chi, Nguyễn Mạnh Hùng
Điều phối bởi Arlette Quỳnh-Anh Trần

Khái niệm ‘giám tuyển’ được định hình ở miện Bắc Việt Nam chủ yếu thông qua các hoạt động của Nhà Sàn – nhóm nghệ sĩ ở Hà Nội trong suốt hai thập kỷ qua đã cùng nhau kiến tạo các sự kiện và tường thuật nghệ thuật mang tính thử nghiệm cao, liên tục kết hợp với chuyên gia ở các lĩnh vực văn hoá-nghệ thuật-xã hội khác nhau. Nhà Sàn Studio trở thành Nhà Sàn Collective – một thực thể được ‘cầm lái’ bởi thế hệ kế nhiệm của cộng đồng này. Có tồn tại ở Nhà Sàn sự khác biệt giữa các thê hệ trong việc tiếp cận các phương pháp thực hành và tường thuật nghệ thuật? Điều gì đã khơi dậy tính cần thiết của công việc ‘giám tuyển’? Liệu chúng ta có thể cân nhắc ‘giám tuyển’ như một ‘chất liệu nghệ thuật’ cho các nghệ sĩ (tương tự điêu khắc hay hội hoạ)?

14h30 – 16h00
Thương mại nghệ thuật giúp gì cho thử nghiệm nghệ thuật?
với Suzanne Lecht, Quỳnh PhạmTuấn Andrew Nguyễn
Điều phối bởi Zoe Butt

Thị trường nghệ thuật ở Việt Nam có tạo tác động tích cực lên sự phát triển của quang cảnh nghệ thuật địa phương? Nhà môi giới/kinh doanh nghệ thuật có cần có trách nhiệm với quá trình thử nghiệm của nghệ sĩ? Có những bất lợi nào nhà môi giới/kinh doanh nghệ thuật phải đối mặt khi làm việc trong điều kiện nền tảng văn hóa địa phương bị thiếu hụt?

16h15 – 17h30
Việt Nam có quan tâm đến khán giả nghệ thuật?
với Trần LươngNatasha KraevskaiaNguyễn Thế Thanh
Điều phối bởi Zoe Butt

Nghệ sĩ liệu có quan tâm tới việc nghệ thuật của họ có khán giả hay không? Sản xuất/tổ chức triển lãm liệu có cần thiết? Hay, có tồn tại những cách thức nào khác giúp nghệ sĩ ‘hữu hình’ hơn? Xây dựng/duy trì các không gian cho văn hoá có phải là một phần quan trọng của xã hội đương đại? Di sản nào của tình bằng hữu còn tồn tại? Những ai đã tư duy, hành động và kiến tạo các thực thể tự trị một cách chính thống? Những cá nhân nào đã thành công trong việc kết nối nghệ thuật và công chúng?

17h30 – 18h00
Phản hồi và Tổng kết
với Lee Weng-Choy

22 nhóm nghệ sĩ góp mặt trong triển lãm: Gang of Five | Nhóm 10 Người | Salon Natasha | Hanoi Triad | Nhà Sàn | a little little blah blah | Wonderful District | Zenei Gang of Five | The Propeller Group | HanoiLink | Sàn Art | OM | New Space Arts Foundation | Hanoi Doclab | Hanoi-Saigon Sculpture Group | Phụ Lục | Chaap Collective | Art Labor | Then Group | XEM | Sao La | Chaosdowntown

Triển lãm ‘Tinh thần Bằng hữu’ kéo dài tới ngày 26 tháng 11 tại The Factory. Vui lòng ghé thăm trang web riêng của triển lãm/dự án tại địa chỉ: www.spiritoffriendship.org