Loading Events

« All Events

NGHỆ THUẬT Ở SENEGAL: KHỞI ĐẦU TỪ TÌNH BẠN GIỮA NGHỆ SĨ VÀ TỔNG THỐNG

  • This event has passed.

Diễn giả: Marie Hélène Pereira
Ngày: 13 tháng Tám 2019
Thời gian: 19g00-21g00
Ngôn ngữ: tiếng Anh với phiên dịch tiếng Việt

Mời bạn tham dự buổi trò chuyện với Marie Hélène Pereir – Giám đốc của trung tâm nghệ thuật RAW Material Company, cùng tìm hiểu về đất nước Senegal, các chính trị gia yêu nghệ thuật của quốc gia này, cũng như quang cảnh nghệ thuật địa phương nơi đây.

Năm 1960, Senegal (trước là thuộc địa của Pháp) cùng với các quốc gia Châu Phi khác đã giành được độc lập. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, vì vị tổng thống đầu tiên của Senegal – Leopold Sedar Senghor (là một nhà thơ, nhà văn) đã đóng vai trò tiên quyết trong việc xây dựng xã hội Senegal với nghệ thuật và văn hoá là trọng tâm. Senghor, cùng với nhà văn và chính trị gia Aimé Césaire, đã sáng lập phong trào Negritude – một điểm tham chiếu tất yếu trong công cuộc giành độc lập ở Châu Phi. 

Kể từ khi trường nghệ thuật Ecole de Dakar thành lập, cho tới năm 1966 khi World Festival of Negro arts (FESMAN) ra đời, nghệ thuật bắt nguồn từ Senegal đã sở hữu một vị trí trung tâm trong bối cảnh nghệ thuật đương đại nói chung của Châu Phi. Sự phát triển của một dạng thực hành nghệ thuật mang tính phê bình cao (vượt ra khỏi khuôn mẫu các nghệ phẩm chỉ đơn thuần mang tính thẩm mỹ), có thể nói, là nhờ sự thúc đẩy của các nhóm nghệ thuật/nghệ sĩ hoạt động không chính thức – những người đã mang lại những đóng góp lớn cho quang cảnh nghệ thuật ngày hôm nay.

Bàn luận về nghệ thuật đương đại Senegal, ta không thể không nhắc tới nghệ sĩ lừng danh Issa Samb – một hoạ sĩ, điêu khắc gia, nghệ sĩ trình diễn, nhà triết học, nhà viết kịch và nhà thơ người Senegal; cũng là thành viên tiên phong của nhóm nghệ sĩ Laboratoire Agit’art (thành lập trong những năm 1970. Qua nghệ thuật của mình, Samb đưa ra những bình phẩm về hệ tư tưởng đằng sau phong trào Negritude. Ông nhanh chóng nhận ra sự biến chuyển trong cách vận hành của các thể chế văn hoá công cộng, cũng như sự cần thiết của việc: nghệ sĩ cần tạo ra các không gian riêng biệt, các tổ chức độc lập dành cho bản thân họ. Laboratoire Agit’art đã mở đường để các thế hệ nghệ sĩ và công dân tiếp theo tiến bước – những người cảm nhận sâu sắc được vai trò của mình trong việc tái định hình một xã hội tốt đẹp hơn, nơi tiếng nói của nghệ thuật và văn hoá trở nên sắc nét hơn.

Nhiều thập kỷ sau, trung tâm nghệ thuật RAW Material Company ra đời cùng ‘Biennale Nghệ thuật Châu Phi Đương đại’ tại Senegal. Cả hai đều vận hành như các nền tảng quan trọng cho nghệ thuật thị giác khắp Châu Phi. Mục đích cốt lõi của RAW là để lấp đầy khoảng trống bằng cách kiến tạo một không gian dành cho phản tư và phê bình xung quanh các hoạt động nghệ thuật và giám tuyển.

Thành lập năm 2008, RAW Material Company là trung tâm dành riêng cho nghệ thuật, kiến thức và xã hội; với trọng tâm là chia sẻ các diễn ngôn xung quanh nghệ thuật và các hình thức thực hành liên quan chưa được thấu hiểu hay đánh giá chính xác. Các hoạt động của RAW xoay quanh thực hành giám tuyển, giáo dục nghệ thuật, sản xuất tri thức và lưu trữ lý thuyết và phê bình nghệ thuật. Chương trình của RAW mang tính liên ngành cao, liên tục được bổ trợ bởi – và tạo kết nối với – các lĩnh vực khác như văn học, điện ảnh, kiến trúc, đô thị, chính trị, thời trang, ẩm thực và cộng đồng bị phân tán. Kể từ khi thành lập, RAW đã giữ vững thiên hướng hoạt động mở, mang tính liên hợp, bao gồm – được nuôi dưỡng bởi các hợp tác và trao đổi với các cá nhân và nhóm nghệ sĩ xuyên Châu Phi và trên toàn thế giới http://www.rawmaterialcompany.org/

 

Phí tham gia:
➖Vé người lớn: 100,000VND (online); 130,000VND (tại cửa)
➖Vé học sinh/sinh viên: 40,000VND

 

*Người tham gia mặc định đồng ý cho phép The Factory sử dụng tất cả những hình ảnh, ý kiến của mình để làm tư liệu của chương trình; ban tổ chức và The Factory được quyền sử dụng hình ảnh, ý kiến hợp pháp với mục đích phi lợi nhuận như: lưu trữ, viết bài báo, quảng bá…