Chương trình ‘Pollination‘ năm nay diễn ra với triển lãm mang tên ‘Thân bằng Quyến thuộc‘, xoay quanh hai nghệ sĩ vô cùng khác biệt (Hoàng Minh Đức, Việt Nam và Izat Arif, Malaysia) nhưng lại cùng đi chung một chuyến du hành nhằm bóc tách cảm giác mong manh và bấp bênh của việc thuộc về một nơi chốn nào đó. Mặc dù quá trình đô thị hoá và toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ kéo theo những làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị, từ Việt Nam ra nước ngoài, việc sống xa nhà vẫn tạo ra những ảnh hưởng tâm lý nhất định. Trong thời đại đầy rẫy chia rẽ, hiểu lầm và bất an, sự thân thuộc hay cảm giác thuộc về một nơi chốn nào đó có hình dạng ra sao đối với những người ở giữa – những cá nhân luôn trôi nổi?
Trong buổi nói chuyện này, Trâm Lương mong muốn bóc tách mối liên hệ mật thiết giữa việc di cư và các dạng thức tìm kiếm sự thuộc về của những dòng người Việt luôn di chuyển. Việc liên tục dịch chuyển đã tạo ra những hình thức căn tính và trải nghiệm chính trị như thế nào? Khi các cá nhân định hình trong dòng chảy của các cấu trúc chính trị xã hội mới, họ đã đàm phán chất Việt Nam ‘tha nhân’ của mình bằng cách nào trước làn sóng bài trừ di cư? Hướng đến cách mà những người thực hành nghệ thuật – cụ thể như nhiếp ảnh, phim và các hình thức phản chiếu khác – tiếp cận mối quan tâm này, Trâm đặt câu hỏi về khả năng cũng như giới hạn của những biểu đạt thẩm mỹ trong việc cho chúng ta nhìn nhận về cộng đồng di dân một cách công bằng và chân thật. Quyền tự do di chuyển cần song hành với quyền được tự đại diện, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và hơn thế nữa.
Trâm Lương đồng thời cũng phản hồi lại việc những nghiên cứu đang tồn tại cùng cách thực hành nghệ thuật đã giải nén và tái dựng bản sắc Việt Nam luôn thay đổi trong thế giới ngày nay. Một ví dụ là nghệ sĩ Hoàng Minh Đức với cuọc hành trình định vị lại cá nhân trong tương quan không gian văn hoá giữa: nơi anh đang sinh sống (Úc) và nơi anh sinh ra và lớn lên (Việt Nam)/ miếng cơm manh áo và thực hành nghệ thuật. Thông qua đó, Đức khám phá, đặt câu hỏi về không gian của sự thuộc về (belonging), những khuôn viên tâm lý khác nhau phản ánh mong muốn, kì vọng của những cá nhân sinh sống ngoài vùng văn hoá vốn có của mình.
*Buổi chia sẻ diễn ra bằng tiếng Anh với phiên dịch tiếng Việt
—
Phí tham gia:
➖Vé người lớn: 100,000VND (online); 130,000VND (tại cửa)
➖Vé học sinh/sinh viên: 40,000VND (vui lòng mang theo thẻ sinh viên)
*Chú thích ảnh: Ảnh chụp từ video ‘thuyền mông lung’ của Hoàng Minh Đức, 2019, video đơn kênh, âm thanh và màu, 10:17
**Người tham gia mặc định đồng ý cho phép The Factory sử dụng tất cả những hình ảnh, ý kiến của mình để làm tư liệu của chương trình; ban tổ chức và The Factory được quyền sử dụng hình ảnh, ý kiến hợp pháp với mục đích phi lợi nhuận như: lưu trữ, viết bài báo, quảng bá…