The departure, 1949

Mực và màu bột trên lụa

93 x 145cm

 

Toàn bộ tác phẩm tại The Factory đều có thể được đặt mua (trừ khi có ghi chú khác từ trung tâm). Vui lòng liên hệart@factoryartscentre.com để biết thêm chi tiết.

Các tác phẩm liên quan

Tags:

Vũ Cao Đàm

(1908 – 2000) Vũ Cao Đàm khởi đầu là một sinh viên khoa Điêu khắc ở trường Mỹ thuật Đông Dương. Sau khi tốt nghiệp năm 1931, ông nhận được học bổng sang Pháp để tiếp tục con đường học tập. Với một hoạ sĩ trẻ trong những năm tháng định hình, thành phố Paris tráng lệ đã trở thành nguồn cảm hứng tuyệt vời cho việc học và sáng tạo của ông. Ở đây, Vũ Cao Đàm đã khám phá và chiêm ngưỡng những bức hoạ của Renoir, Van Gogh, Bonnard, Matisse, Modigliani, cùng vô vàn các hoạ sĩ theo trường Ấn tượng và Hậu-Ấn tượng khác. Còn ở vị trí là một nhà điêu khắc, ông bị thu hút bởi những tác phẩm của Rodin, Despiau, Giacometti, Picasso và các tác phẩm siêu thực của Duchamp. Sau khi bị bênh hen suyễn hành hạ trong nhiều năm, Vũ Cao Đàm – với sự trợ giúp của người thân – đã rời Paris vào năm 1949 và chuyển xuống miền Nam nước Pháp. Cùng năm đó, ông vẽ bức The departure, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Ông sinh sống tại Beziers, và sau đó là Venice vào năm 1952. Hội hoạ của ông cũng bắt đầu bị ảnh hưởng và dần phản chiếu một yếu tố thị giác và chất liệu tiêu biểu luôn xuất hiện trong các tác phẩm thời kỳ đầu của trường phái Ấn tượng và Hậu-Ấn tượng: thứ ánh sáng đặc trưng chỉ có ở miền Nam nước Pháp. Năm 1952, Vũ Cao Đàm kết bạn với Marc Chagall. Chagall – với lối vẽ phong cảnh mơ mộng, siêu thực – đã truyền cảm hứng và giúp thổi vào trong tranh của Vũ Cao Đàm một hiện thực đa chiều. Trên nền một bối cảnh quen thuộc, những người phụ nữ, nhạc công, tình nhân, chú hề, trẻ em, hay những con ngựa của Vũ Cao Đàm vượt rào thoát khỏi hiện thực, tiến vào một thế giới lãng mạn của trí tưởng tượng. Sau khi gặp gỡ Chagall, sáng tác của Vũ Cao Đàm thay đổi; những bức hoạ đời sống hay thiếu nữ Việt Nam, nhuốm màu hoài niệm, giờ nhường chỗ cho những nội dung mang chất kể truyện hơn.